PHÚ THỌ GROUP
Hotline:
0909 663 996 - 0961 663 996
THI CÔNG LẮP ĐẶT
Nhanh chóng & chuyên nghiệp
BẢO HÀNH, BẢO TRÌ
Xử lý sự cố 24/7
Kho lạnh được thiết kế tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể hiểu: Kho lạnh là một phòng hay kho chứa được thiết kế, lắp đặt với hệ thống làm mát, làm lạnh hay cấp đông. Dùng để bảo quản, lưu trữ hàng hóa lâu và giữ được chất lượng tốt nhất.
Kho lạnh dược ứng dụng trong các khu công nghiệp, nhà máy chế biến. Được sử dụng trong sản xuất kinh doang, kho xưởng cũng như hộ gia đình. Đặc điểm của các kho lạnh sẽ khác nhau. Nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng hay theo từng loại hàng hóa.
Ai cũng biết, thực phẩm tươi sống, nông sản, thủy hải sản hay rau quả… Là những sản phẩm bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nhiệt độ bên ngoài. Vì thế, kho lạnh, hầm đông được sử dụng như một giải pháp để tránh tình trạng hư hỏng. Giúp cho hàng hóa giữ được chất lượng tốt nhất, trong thời gian lâu nhất. Kho lạnh ngày càng có vai trò quan trọng và cần thiết trong sản xuất, kinh doanh.
Được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. Kho lạnh bảo quản đã giúp cho cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và dễ dàng hơn. Những công việc có thể được ứng dụng kho lạnh bảo quản như:
So với các phương pháp bảo quản truyền thống, kho lạnh có những ưu điểm sau:
Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện: So với sử dụng tủ lạnh để bảo quản thì lắp đặt kho lạnh sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Trong đó, người dùng sẽ có được không gian lớn để bảo quản. Đồng thời cũng tiết kiệm điện năng khi sử dụng.
Dễ xếp hàng, tháo dỡ và vệ sinh: Không gian kho lạnh rộng rãi để người dùng có thể dễ sắp xếp hàng hóa. Với kho lạnh, việc vệ sinh sạch sẽ, an toàn cũng trở nên dễ dàng hơn.
Lưu trữ khối lượng hàng hóa lớn: Kho lạnh thường có diện tích lớn vì thế có khả năng lưu trữ nhiều hàng hóa. Điều này đáp ứng nhu cầu lưu trữ của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó cũng giúp cho việc bảo quản sản phẩm trong thời gian dài.
Dễ dàng thiết kế phù hợp với hàng hóa: Nhiệt độ của kho lạnh có thể tùy chỉnh phù hợp cho từng loại sản phẩm. Một kho lạnh đúng chuẩn là một nhà kho phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Vì dùng để bảo quản nên kho lạnh có cấu tạo đặc biệt hơn các loại kho chứa hàng hóa khác. Trong đó cấu trúc đặc thù của kho lạnh là cách nhiệt, cách ẩm. Giữ cho nhiệt độ trong kho thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Kho lạnh được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng cấu tạo thường bao gồm hai phần chính là cách nhiệt và làm lạnh.
Nắm được cấu tạo kho lạnh sẽ giúp cho công việc sửa chữa dễ dàng hơn. Do đó, bất kỳ học viên nào cũng cần tìm hiểu và nắm chắc kiến thức này. Cấu tạo cơ bản của kho lạnh sẽ gồm các bộ phận chính sau:
Vỏ kho lạnh nằm trong phần cách nhiệt của kho lạnh. Vỏ kho thường được làm từ những tấm cách nhiệt panel ngăn cách giữa không gian bên trong và bên ngoài. Tấm panel có độ nhẵn bóng cao, 2 mặt ngoài là Inox hoặc tôn sơn tĩnh điện. Vật liệu lõi làm từ xốp cứng có khổi lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt và độ bền cao.
Có 2 loại Panel thường được sử dụng trong kho lạnh là: Panel EPS và Panel PU. Kích thước tấm cách nhiệt được lựa chọn phù hợp với thiết kế của kho. Nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và khả năng cách nhiệt.
Cửa kho lạnh cũng nằm trong phần cách nhiệt. Nó được sản xuất với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau như: Cửa bản lề, cửa trượt… nhưng đều đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng.
Cửa thường được chế tạo bằng inox 304 không gỉ bên trong có chất cách nhiệt. Bản lề và tay khóa bằng vật liệu atimon hoặc inox đảm bảo độ cứng chắc và sáng bóng của cánh cửa. Kết cấu jont bao quanh để ngăn chặn khí lạnh thất thoát ra ngoài.
Khung bao cửa được thiết kế nhiều tầng rất vững chắc và điện trở sấy. Giúp cánh cửa luôn được khô ráo sạch sẽ và dễ thay thế. Để đảm bảo an toàn cần phải có khóa bên ngoài. Cửa cũng được trang bị hệ thống chốt an toàn bên trong kho lạnh. Hệ thống có thể mở được cửa khi đang đứng ở bên trong.
Cụm máy nén của kho lạnh nằm trong bộ phận làm lạnh của kho lạnh. Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo làm lạnh của kho lạnh. Với chức năng làm nén môi chất lạnh đến mức cao để đủ chất làm lạnh và có thể ngưng tụ.
Có nhiều loại máy nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc,… Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác biệt. Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Khi thiết kế và lắp đặt sẽ dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để chọn công suất máy sử dụng.
Nhiều thương hiệu máy nén khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Các thương hiệu nổi tiếng như: Bitzer, Tecumseh, Copeland, Danfoss, Panasonic, LG, Mitsubishi,… Dựa vào đặc điểm của từng loại máy và nhu cầu mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Một số kho lạnh có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị riêng biệt. Đem đến hiệu quả hoạt động tốt hơn. Máy nén lạnh dùng trong kho lạnh công nghiệp thường được lắp đặt trên bê tông cốt thép vững chắc. Giúp cho máy chạy ổn định, tránh bị ẩm ướt khi vệ sinh dàn máy. Đồng thời không gây ảnh hưởng tiếng động, tiếng rung tới xung quanh.
Dàn lạnh, dàn nóng cũng nằm trong bộ phận làm lạnh. Cũng như máy nén, dàn lạnh thường được nhập khẩu và có nhiều thương hiệu để lựa chọn. Các dàn máy thường chia thành model tương ứng với nhiệt độ sử dụng kho. Dàn lạnh được lắp bên trong phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ.
Bên trong dàn lạnh có một số bộ phận quan trọng. Cần được chú ý khi lựa chọn và sử dụng như: bức cánh, quạt li tâm, điện trở xả đá,…Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại dàn lạnh của các hãng khác nhau như Danfoss, ECO, Copeland, Mitsubishi,… Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện lắp đặt. Các khách hàng có thể lựa chọn các loại dàn lạnh, dàn nóng khác nhau.
Tủ điều kiển là một phần trong bộ phận làm lạnh. Nó đóng vai trò rất quan trọng. Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Với các thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.
Bên cạnh đó, tủ cần có bộ phận để thực hiện báo hiệu khi thiết bị gặp phải trục trặc trong vận hành. Cần lưu ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.
Ngoài các bộ phận chính trên, kho lạnh còn được cấu tạo bởi một số bộ phận khác. Một số vật tư khác được dùng trong kho lạnh như: Tủ điện, đèn kho lạnh, rèm kho lạnh…